Kinh doanh bún đậu là một xu thế đang là điểm nóng trong thời buổi hiện nay, đặc biệt đối với những ai đang đam mê ẩm thực truyền thống Hà Nội. Tuy nhiên, để mở được quán bún đậu và hoạt động hợp pháp thì bạn cần phải đảm bảo hoàn tất đầy đủ các giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Cùng Trùm Food xem mở quán bún đậu thì cần những loại giấy phép gì trong bài viết dưới đây nhé!
Tại sao phải chuẩn bị giấy phép khi kinh doanh
Giấy phép kinh doanh là vật bất ly thân cho những người mở quán. Nếu bạn không trang bị kỹ càng bạn có thể gặp những vấn đề nan giải ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của quán. Và đây là những lý do bạn nên có giấy phép kinh doanh:
1. Tuân thủ pháp luật
Việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong kinh doanh giúp cho các chủ quán tránh được các rủi ro pháp lý như bị phạt, đình chỉ hoạt động, hoặc thậm chí bị buộc phải đóng cửa.
2. Bảo vệ quyền lợi kinh doanh
- Khi có giấy phép kinh doanh rõ ràng, bạn sẽ được bảo vệ bởi pháp luật. Nếu có xảy ra tranh chấp thì bạn có cơ sở pháp lý để giải quyết, bảo vệ quyền lợi của bạn trước pháp luật.
Các topping cơ bản cho mẹt bún đậu
3. Tạo uy tín với khách hàng
- Khách hàng sẽ tin tưởng và ưu tiên quán của bạn hơn vì họ cảm thấy an tâm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Tránh rủi ro pháp lý và tài chính
- Khi bạn hoạt động kinh doanh mà không có giấy phép có thể dẫn đến các rủi ro pháp lý, bao gồm việc bị phạt tiền, thu hồi sản phẩm, hoặc thậm chí là đóng cửa cơ sở kinh doanh. Vừa ảnh hưởng đến tài chính mà còn đến danh tiếng và sự tồn tại của quán.
5. Thuận lợi trong việc mở rộng kinh doanh
Khi kinh doanh quán thuận lợi và bạn muốn mở rộng kinh doanh. Việc có giấy tờ đầy đủ sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xin thêm các giấy phép khác.
Việc chuẩn bị đầy đủ giấy phép không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp mà còn góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài.
Bán bún đậu cần những giấy tờ gì?
Xem thêm: Khóa học làm bún đậu mắm tôm cho người mới vào nghề
Các loại giấy phép cần phải có trong kinh doanh
Phần dưới đây là các giấy phép mà bạn cần phải chuẩn bị khi kinh doanh quán bún đậu nhé!
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là giấy phép đầu tiên mà bạn cần phải có khi muốn mở quán bún đậu. Tùy vào quy mô và hình thức kinh doanh quán, bạn có thể chọn giữa hai loại hình phổ biến hiện nay như:
- Hộ kinh doanh cá thể: Phù hợp với các quán bún đậu nhỏ lẻ, có quy mô dưới 10 lao động.
- Doanh nghiệp: Nếu bạn có kế hoạch mở chuỗi cửa hàng bún đậu hoặc kinh doanh với quy mô lớn hơn. Thì nên đăng ký dưới dạng doanh nghiệp sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn.
Trường hợp bạn đăng ký hộ kinh doanh thì phải có giấy phép kinh doanh. Bạn đăng ký ở phòng Tài chính quận/huyện (có địa phương phân cấp cho cấp phường/xã).
Minh họa giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Đây là giấy phép rất quan trọng, bạn cần phải làm ngay sau khi khai trương. Lỡ trường hợp khách ăn uống ở quán bán bị đau bụng (hoặc nghiêm trọng hơn là ngộ độc thực phẩm) mà bạn không có giấy này thì xác định toang.
Để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì bạn cần thực hiện các bước sau:
- Hoàn thiện hồ sơ đăng ký với cơ quan chức năng (bạn lên phòng Y tế quận/huyện để họ hướng dẫn).
- Tham gia lớp tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt chuẩn vệ sinh, sạch sẽ, an toàn.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
Bạn cần những tấm biển hiệu lệnh, và bình chữa cháy và giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy. Lưu ý số lượng bình chữa cháy cũng như biển hiệu lệnh sẽ tỷ lệ thuận với độ rộng của quán nhé.
Giấy phép quảng cáo (Nếu có)
Nếu bạn dự định lắp đặt biển hiệu quảng cáo cho quán bún đậu thì bạn cần xin cấp giấy phép quảng cáo. Biển hiệu phải tuân theo quy định về kích thước, nội dung, và vị trí lắp đặt để đảm bảo an toàn cho người đi đường và mỹ quan đô thị.
Giấy phép bán lẻ rượu (Nếu có)
Nếu quán bún đậu của bạn có kinh doanh các loại đồ uống có cồn như bia, rượu, bạn cần xin giấy phép bán lẻ rượu. Điều này giúp bạn kinh doanh hợp pháp và tránh các vấn đề pháp lý liên quan.
Và nếu quán bạn có bán thuốc thì cũng phải chuẩn bị giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
Giấy phép bán lẻ rượu
Giấy phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè (nếu địa phương có chủ trương cho thuê vỉa hè)
Khi quán bạn chủ yếu sử dụng vỉa hè (để xe hoặc bàn ghế) thì bạn nên liên hệ với phường/xã về vấn đề sử dụng vỉa hè. Có thể hợp pháp (bằng việc thuê vỉa hè).
Ngoài ra còn có GIẤY PHÉP XÂY DỰNG: Nếu quán bạn xây hoành tráng thì phải có, còn nếu chỉ là tiền chế, decor đơn giản thì không cần.
Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên hỏi Đô thị phường/xã là công trình của bạn cần GPXD không? Tránh tình trạng đang làm bị đình chỉ hoặc phạt (lên đến 20 triệu).
Minh họa giấy phép sử dụng một phần lề đường
Việc hoàn tất các giấy phép kinh doanh là bước cực kỳ quan trọng để quán bún đậu của bạn hoạt động hợp pháp và bền vững. Đừng quên kiểm tra kỹ lưỡng và hoàn tất mọi thủ tục pháp lý trước khi bắt đầu kinh doanh để tránh những rủi ro không
đáng có nhé! Chúc các bạn kinh doanh thành công.